ISO 9001 vs IATF 16949

Một trong những câu hỏi hay được hỏi nhất khi làm IATF và ISO 9001 đó là so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này. Trong bài viết này chúng tôi mong đợi sẽ cung cấp cho quý vị góc nhìn về mặt lý luận giống và khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này.

Để đánh giá được sự khác biệt giữa hai tiêu chuẩn này chúng ta sẽ tiếp cận từ các hạng mục sau:

  1. Phạm vi áp dụng

    Tiêu chuẩn ISO 9001: Có phạm vi áp dụng rộng và hầu hết tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ.

    Tiêu chuẩn IATF 16949: Phạm vi áp dụng hẹp dành cho các đơn vị nằm trong ngành công nghiệp xe hơi, hoặc mong muốn vào trong chuỗi cung ứng linh kiện cho xe hơi. 

    Phạm vi áp dụng là sự khác biệt cơ bản giữa hai tiêu chuẩn này dẫn đến hàng loạt những sự khác biệt khác

  2. Mức độ chi tiết

    Phạm vi áp dụng khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về sự chi tiết. Về mặt lý thuyết, tiêu chuẩn IATF 16949 bao gồm cả tiêu chuẩn ISO 9001. Nhưng về mặt thực tiễn, tiêu chuẩn IATF có thể nói là một sự chi tiết hoá của ISO 9001về các yêu cầu quản lý cho hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho nghành công nghiệp automotive, sự chi tiết này phù hợp với mô hình sản xuất, đặc điểm chi phí và sự phức tạp của ngành công nghiệp xe hơi. Trước đây khi phiên bản ISO/TS 16949 ra đời tên gọi của nó thể hiện rõ đặc trưng này thông qua chữ TS (Technical Specification).

    Chính vì vậy, về mặt chi tiết, tiêu chuẩn IATF 16949, sẽ chi tiết và cụ thể hơn rất nhiều so với ISO 9001. Nhưng các nền tảng về mặt 07 nguyên tắc quản lý vẫn dựa trên ISO 9001 thậm chí còn được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn.

  3. Khả năng áp dụng

    • Mức độ dễ đọc và dễ hiểu.

      Thực tế cho thấy, khả năng để áp dụng 1 cách tuân thủ cho ISO 9001 thường khó hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn IATF 16949:2016. Bởi phạm vi áp dụng rộng rãi không cho phép ISO 9001 được thể hiện ở ngôn ngữ cụ thể. Vì vậy các thuật ngữ của ISO 9001 thường khá chung chung và cần có sự giải nghĩa thuật ngữ của tiêu chuẩn ISO 9000. Để hiểu được ISO 9001 bạn sẽ phải hiểu rõ hết các đặc điểm và tính chất của các loại hình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

      Đối với tiêu chuẩn IATF 16949 bạn chỉ cần có 1 chút kinh nghiệm làm việc với khách hàng xe hơi và nắm được bản chất của ngành công nghiệp xe hơi, sẽ không khó để nắm được yêu cầu của tiêu chuẩn

    • Mức độ đáp ứng chứng nhận.

      Mặt đáp ứng cho hoạt động chứng nhận thì tiêu chuẩn IATF 16949 thường khó đáp ứng hơn do các rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt của nghành công nghiệp xe hơi. Mặt khác IATF là một tiêu chuẩn độc quyền do IATF quản lý, nhưng với ISO 9001 có tới hơn 70 cơ quan công nhận và hàng trăm tổ chức chứng nhận. Hơn nữa, mức độ yêu cầu cao về chất lượng sản xuất sản phẩm và quản lý vận của ngành công nghiêp xe hơi, nên hoạt động audit luôn khó khăn hơn bởi các điều luật. ISO 9001 do tính chất phạm vi áp dụng rộng rãi và

    • Khả năng áp dụng đầy đủ và áp dụng đúng. 

      Khả năng áp dụng của ISO 9001 rõ ràng là khó khăn hơn rất nhiều do tính mơ hồ của nó gây ra. Điều này không đến từ việc tổ chức không muốn áp dụng đầy đủ, mà rất dễ có những thiếu sót do không hiểu rõ yêu cầu tiêu chuẩn là gì. Việc audit ISO 9001 hiện tại ở trên thế giới gặp phải tình trạng light audit. Và thậm chí auditor cũng không thể hiểu tiêu chuẩn một cách tường minh, hoặc bị thiên kiến giữa mô hình sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Và khía cạnh khác qualified năng lực của auditor ISO 9001 hiện nay cũng là một chủ đề nhạy cảm

      Đối với IATF 16949 khả năng áp dụng đầy đủ là tương đối dễ dàng, do các yêu cầu thường khá rõ ràng. Khó khăn duy nhất của tổ chức đó là phải hiểu bản chất và lịch sử của ngành công nghiệp ô tô để có thể hiểu đúng và tránh các chi phí phát sinh do việc không hiểu rõ dẫn đến áp dụng sai và tiêu tốn nguồn lực. Mặt khác việc audit chặt chẽ của tổ chức chứng nhận IATF 16949 cũng dẫn đến việc áp dụng đầy đủ. việc qualify năng lực của IATF rất chặt chẽ dẫn đến chất lượng auditor thường rất cao, từ đó hiểu đúng, áp dụng đúng. 

  4. Chi phí áp dụng

    Chi phí áp dụng bao gồm chi phí thiết lập hệ thống, chi phí hoàn thiện các hồ sơ, chi phí audit chứng nhận của tiêu chuẩn IATF 16949 đều có chi phí cao hơn ISO 9001. Nhưng lợi ích của nó đem lại vô cùng lớn khi khách hàng trong công nghiệp xe hơi thường đơn hàng sẽ khá ổn định sẽ bù lại được các chi phí ban đầu, và áp dụng IATF một cách nghiêm túc giảm được các rủi ro lỗi thị trường có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Tuy nhiên, nếu không áp dụng nghiêm túc, không những sẽ không bù lại được chi phí ban đầu, mà còn sẽ tăng thêm gánh nặng chi phí để vận hành hệ thống hồ sơ.

    Điều đó không có nghĩa áp dụng ISO 9001 sẽ có chi phí thấp, và không có nhiều lợi ích. ISO 9001 vẫn có những lợi ích đáng kể khi áp dụng cho các sản phẩm không phải ô tô, nó giúp doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng để ổn định chất lượng sản phẩm và cải tiến liên tục. Vấn đề khi áp dụng ISO 9001 gây mất chi phí ở chỗ khi chúng ta không hiểu rõ mô hình kinh doanh sản xuất và cung cấp dịch vụ, sẽ dễ dàng dẫn đến những nhầm lẫn và áp dụng theo những định kiến kinh nghiệm. Hoặc áp dụng ISO 9001 để đủ quy trình.

Kết luận:

ISO 9001 và IATF 16949 có sự khác biệt lớn nhất về mặt phạm vi áp dụng. Từ khác biệt phạm vi áp dụng dẫn đến hàng loạt các sự khác biệt khác, cụ thể đối với tiêu chuẩn IATF hàng loạt các yêu cầu sẽ được áp dụng bổ sung so với ISO 9001 để phù hợp với sản phẩm và ngành công nghiệp xe hơi. Vì vậy việc hiểu rõ ngành kinh doanh, hiểu sản phẩm và mức độ bạn quan tâm hay mong muốn đáp ứng yêu cầu khách hàng quan trọng hơn việc đọc điều khoản tiêu chuẩn để xác định sự khác biệt. Khi hiểu rõ ngành kinh doanh của mình là gì, tự nhiên áp dụng yêu cầu của tiêu chuẩn cũng sẽ dễ dàng và đúng đắn.

Chúng tôi hy vọng rằng, độc giả có từ bài viết này có hướng tiếp cận đúng với cả các tiêu chuẩn khác như là: ISO 22001, ISO 13485, ….

Previous
Previous

SỬ DỤNG THỐNG KÊ KHI NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT (SPC)

Next
Next

TIẾP CẬN THEO QUÁ TRÌNH